Nhường ngôi không tự nguyện Danh_sách_những_cuộc_nhường_ngôi_trong_lịch_sử_Nhật_Bản_và_Lưu_Cầu

  1. Năm 823, Thiên hoàng Saga Kamino bị Hữu đại thần Fujiwara Fuyutsugu bức phải nhường ngôi cho Thái tử Thân vương Ōtomo để làm Thái thượng Thiên hoàng[257][258][259]. Sau khi thoái vị, ông sống 20 năm nữa thì qua đời, thọ 57 tuổi.[211][260][261][262][263]
  2. Năm 1014, Thiên hoàng Sanjō Okisada mắc bệnh ở mắt trở nên mù lòa nên bị quan đại thần là Fujiwara no Michinaga bức phải giao quyền lực cho Thân vương Atsuhira.[264] Hai năm sau, ông chính thức thoái vị nhường ngôi, xưng hiệu là Thái thượng Thiên hoàng.[265][266][267] Năm 1017, ông xuất gia và qua đời khi làm hòa thượng chưa đầy một tháng, lúc đó ông mới 42 tuổi.[268][269]
  3. Năm 1123, do sự sắp đặt của Pháp hoàng Shirakawa, Thiên hoàng Toba Munehito sau 27 năm ngồi trên ngôi vị, đã thoái vị truyền ngôi cho con trưởng là Thân vương Akihito lúc ấy mới lên 4 tuổi.[102][270][271]. Ông được tôn hiệu là Thái thượng Thiên hoàng, ngự ở An Lạc Thọ viện. Sau khi Pháp hoàng Shirakawa qua đời, ông trở lại nắm quyền triều chính. Năm 1142, mặc dù đã xuất gia, ông vẫn gây áp lực buộc Thiên hoàng Sutoku phải thoái vị, tiếp tục can thiệp triều chính qua 2 đời Thiên hoàng kế tiếp cho đến khi tạ thế vào năm 1156, thọ 54 tuổi.[272] Sau khi ông qua đời, nổ ra cuộc bạo loạn Hōgen mà nguyên nhân là do sự can thiệp của ông suốt 3 đời Thiên hoàng.[273][274]
  4. Năm 1142, Thiên hoàng Sutoku Akihito sau 20 ngồi trên ngôi vị thì bị cha là Pháp hoàng Toba bức phải nhường ngôi cho người em khác mẹ là Thân vương Narihito lúc ấy mới hơn 3 tuổi[275][276]. Ông được tôn hiệu là Thái thượng Thiên hoàng, lui về điện cũ của vua cha an dưỡng, được đổi tên là Tân viện (hay Tán Kỳ viện).[277] Khi Thiên hoàng Konoe qua đời vào năm 1155, một số đại thần chủ trương đưa Thượng hoàng Sutoku phục vị, tuy nhiên do áp lực của Pháp hoàng Toba, triều thần đã tôn lập Thân vương Masahito lên ngôi. Sau khi Pháp hoàng Toba qua đời, các quý tộc đại thần ủng hộ Thượng hoàng Sutoku đã làm nổ ra cuộc bạo loạn Hōgen nhằm giành lại ngôi vị cho ông nhưng thất bại[278][279]. Ông bị lưu đày đến đảo Shikoku cho đến khi qua đời năm 1164, hưởng dương 46 tuổi.[280]
  5. Năm 1168, Thiên hoàng Rokujō Yorihito, bấy giờ chưa đầy 4 tuổi, dưới sự sắp đặt của ông nội là Thượng hoàng Go-Shirakawa[281][282], nhường ngôi cho người con thứ 7 của Thượng hoàng là Thân vương Norihito để lui về làm Thái thượng Thiên hoàng[283]. Năm 1176, ông qua đời khi mới 11 tuổi.[102] Ông là vị Thiên hoàng và Thượng hoàng trẻ nhất trong lịch sử Nhật Bản.[17][284][285]
  6. Năm 1180, Thiên hoàng Takakura Norihito, dưới áp lực của Thái chính Đại thần Taira no Kiyomori, buộc phải thoái vị nhường ngôi lại Thân vương Tokihito rồi lui về là Thái thượng Thiên hoàng[286][287][288][289]. Hơn 1 năm sau ông tạ thế khi mới 21 tuổi, cùng năm với quyền thần Kiyomori[290][291][292].
  7. Năm 1198, Thiên hoàng Go-Toba Takahira, dưới áp lực của Shōgun Minamoto no Yoritomo, buộc phải thoái vị nhường ngôi cho con trai là Thân vương Tamehito rồi lui về làm Thái thượng Thiên hoàng. Mặc dù ông vẫn tiếp tục nắm giữ chính sự trong suốt 3 đời Thiên hoàng sau đó, nhưng sức ảnh hưởng kém đi nhiều bởi sự can thiệp của Mạc phủ Kamakura[293][294][295][296]. Năm 1221, sau cuộc chính biến Jōkyū bất thành nhằm tước bỏ quyền lực của Mạc phủ, ông bị Mạc phủ đày đi đảo Oki. Tại đây, ông xuất gia làm hòa thượng cho đến khi viên tịch, thọ 60 tuổi[297][298].
  8. Năm 1210, Thiên hoàng Tsuchimikado Tamehito, dưới sự sắp đặt của cha mình là Thượng hoàng Go-Toba, đã thoái vị nhường ngôi cho em trai là Thân vương Morinari để trở thành Thái thượng Thiên hoàng[299][300][301][302]. Năm 1221, sau cuộc chính biến Jōkyū bất thành của Vô thượng hoàng Go-Toba, ông bị Mạc phủ Kamakura đày đến vùng Tosa và ở đó được 10 năm thì mất, hưởng dương 37 tuổi.[303][304][305]
  9. Năm 1221, cũng dưới sự chỉ đạo của Bản viện Thái thượng thiên hoàng Go-Toba, Thiên hoàng Juntoku Morinari thoái vị nhường ngôi cho con trai thứ 4 là Thân vương Kanenari mới được 4 tuổi trở thành Tân viện Thái thượng Thiên hoàng, mục đích để cùng cha và anh là Trung viện Thái thượng Thiên hoàng Tsuchimikado chuẩn bị cho cuộc chính biến lật đổ Mạc phủ Kamakura[306]. Tuy nhiên cuộc "chính biến Jōkyū" bất thành, ông bị Mạc phủ Kamakura đày đến đảo Sado và mất ở đó vào năm 1242 lúc 44 tuổi.[307][308][309][310][311]
  10. Năm 1259, do áp lực của vua cha là Thượng hoàng Go-Saga, Thiên hoàng Go-Fukakusa Hisahito thoái vị nhường ngôi cho em trai mình là Thân vương Tsunehito.[312] Đây chính là nguyên nhân nổ ra tranh chấp quyền kế vị của các hậu duệ thuộc 2 dòng Thiên hoàng Go-Saga (tức dòng Jimyōin, Trì Minh viện) và Kameyama (tức dòng Daikakuji, Đại Giác tự), dẫn đến cục diện Nam Bắc triều sau này.[313][314] Năm 1290, ông xuất gia làm sư cho đến khi qua đời vào năm 1304, thọ 61 tuổi.[315]
  11. Năm 1287, Thiên hoàng Go-Uda, do áp lực của Mạc phủ Kamakura đành phải thoái vị nhường ngôi cho Thái tử, vốn thuộc dòng Jimyōin, là Thân vương Hirohito, để lên làm Thái thượng Thiên hoàng.[316][317] Tuy nhiên, ông 2 lần quay lại nắm quyền triều chính (1301-1308 và 1318-1321) là những giai đoạn các Thiên hoàng thuộc dòng Daikakuji trị vì. Ông qua đời năm 1324, hưởng dương 56 tuổi.[318][319]
  12. Năm 1301, thế lực của dòng Daikakuji trỗi dậy, gây áp lực cho cha con Thiên hoàng Go-Fushimi Tanehito, buộc phải thoái vị nhường ngôi cho Thân vương Kuniharu, một người thuộc dòng Daikakuji, trở thành Thái thượng Thiên hoàng.[320] Năm 1313, Thượng hoàng Fushimi xuất gia, nhưng ông vẫn nắm quyền phụ chính cho em mình là Thiên hoàng Hanazono cho đến năm 1318 thì bị buộc phải thoái ẩn để nhường lại ngôi vị cho dòng Daikakuji.[321][322] Năm 1333, sau sự kiện "Nguyên Hoằng chi loạn", ông tái xuất gia ẩn cư và qua đời năm 1336, hưởng dương 48 tuổi.[323]
  13. Năm 1318, thế lực của dòng Daikakuji một lần nữa trỗi dậy, gây áp lực cho anh em Thiên hoàng Hanazono Tomihito, buộc phải thoái vị nhường ngôi cho Thân vương Takaharu[324][325], một người thuộc dòng Daikakuji, trở thành Thái thượng Thiên hoàng. Năm 1335, ông xuất gia và qua đời năm 1348 ở độ tuổi 51.[326][327]
  14. Năm 1477, Quốc vương Lưu Cầu Shō Sen'i thay anh trị vì đất nước,[328] nhưng chỉ được 6 tháng thì bị Chúc nữ mượn thần mệnh để bức nhà vua phải nhường ngôi lại cho cháu là Shō Shin.[329] Ông về ở ẩn tại Goeku và chết cùng năm đó, hưởng dương 48 tuổi,[253][330] có thuyết nói rằng đây là âm mưu đoạt quyền của mẫu thân Shō Shin,[331] và cái chết của ông là do bị bà này phái thích khách đến ám sát.[332]
  15. Năm 1828, Quốc vương Lưu Cầu Shō Kō bị quần thần gây áp lực buộc phải nhường ngôi cho con trai là Shō Iku,[333] tuy nhiên trên danh nghĩa ông vẫn là người đứng đầu nhà nước 6 năm sau đó cho đến lúc qua đời,[334] hưởng dương 48 tuổi[335] Nguyên nhân việc ông thoái vị là do Shō Kō hành động trở nên khác lạ, rối loạn tâm trí, và hay thay đổi.[336] Bởi vậy, Tam ti quan (Sanshikan) (hội đồng gồm 3 cố vấn cao tuổi nhất của hoàng gia) đã yêu cầu chính quyền phiên Satsuma ở Nhật Bản ép nhà vua phải từ nhiệm.[337][338]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Danh_sách_những_cuộc_nhường_ngôi_trong_lịch_sử_Nhật_Bản_và_Lưu_Cầu http://books.google.com.br/books?id=-0-dGA8JtXcC&p... http://dynasty.cc/han/book/book/zssp.html http://www.360doc.com/content/13/0819/19/10819955_... http://tieba.baidu.com/p/1962038866 http://www.erct.com/2-ThoVan/DLMo/12men/00-Muc_luc... http://www.erct.com/2-ThoVan/DLMo/12men/06-Tokugaw... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&dq=n... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&dq=n... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=P... http://books.google.com/books?id=18oNAAAAIAAJ&pg=P...